Tác giả: TS. Nguyễn Thị Liên Thương, ThS. Nguyễn Đăng Khoa
Tổn thương bởi COIVD-19: từ triệu chứng sớm đến những biến chứng lâu dài chưa xác định rõ
– Triệu chứng sớm: nồng độ oxi trong máu giảm mà không gây khó thở (giảm oxi máu im lặng), mê sảng, phát ban và mất khứu giác… [1]
– Trong giai đoạn bệnh cấp tính, COVID-19 có thể gây tổn thương cho các cơ quan khắp cơ thể, với nguy cơ gây ra vấn đề sức khỏe lâu dài.
– Trong khi phổi là cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng, những tác động lâu dài đến các cơ quan khác ngoài phổi như tim, thận da, và não hiện cũng đang được ghi nhận [1, 2]
– Người lớn tuổi và những người có bệnh lý tiềm ẩn có nhiều khả năng mắc các triệu chứng COVID-19 kéo dài. Tuy nhiên ngay cả những người không phải nhập viện hoặc những người bị bệnh nhẹ cũng có thể gặp các triệu chứng dai dẳng, kéo dài sau vài tuần. Một số triệu chứng bao gồm: Mệt mỏi, suy giảm hoạt động thể chất, khó thở, ho, đau khớp, đau ngực [3, 4]. Một số cá nhân còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như: Khó tập trung và suy nghĩ, lo âu, trầm cảm, đau cơ, nhức đầu, sốt gián đoạn, nhịp tim nhanh [2, 3]
Chất chống oxi hóa: tiềm năng trong điều trị COVID-19 thông qua tác động điều hòa miễn dịch, tăng sức đề kháng
Sự thiếu hụt glucose 6 -phosphate dehydrogenase (G6PD) tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhiễm coronavirus ở người do cạn kiệt glutathione. Quá trình này có thể đảo ngược bằng cách sử dụng N-acetylcysteine (NAC). NAC đã được được bổ sung bằng cách tiêm tĩnh mạch trên bệnh nhân điều trị bằng hydroxychloroquine thiếu hụt G6PD giúp ngăn chặn quá trình tan huyết, sự tăng men gan. Cải thiện lâm sàng cho 9/10 bệnh nhân COVID được điều trị bằng máy thở. Cơ chế tác động của NAC được dự đoán bao gồm sự ngăn chặn sự lây nhiễm của virus và ngăn sự hình thành bão cytokine [5]
Melatonin, một hormone tín hiệu tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa với nhiều chức năng khác nhau. Melatonin cũng là một chất oxi hóa mạnh với tác dụng kháng viêm. Bệnh nhân COVID-19, đặc biệt những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, béo phì thường gặp những biến chứng do tình trạng viêm và stress oxi hóa gây ra. Nhiều báo cáo đã gây nhận melatonin có thể được sử dụng như chất bổ trợ tiềm năng trong việc điều trị COVID-19 [6].
Các quá trình viêm không kiểm soát là nguyên nhân của nhiều bệnh lý. Trong đó các bệnh nhân COVID-19 tử vong có thể là do sự xâm nhiễm của virus và các bão cytokine. Phương pháp sử dụng các hạt nano được liên hợp từ các lipid tự nhiên mang đa thuốc: adenosine (chất điều hòa miễn dịch) và α-tocopherol (kháng oxi hóa) có thể tăng khả năng sống trên mô hình động vật thử độc tố. Đây có thể là phương pháp an toàn và hiệu quả để điều trị các chứng viêm cấp tính [7].
Phục hồi sau covid 19
Viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 chưa từng xảy ra ở người trước đây, do đó còn rất nhiều điều chúng ta chưa hiểu về COVID-19, bao gồm những biến chứng lâu dài trên phổi và các cơ quan bị ảnh hưởng khác trong cơ thể. Những tổn thương lâu dài hoặc vĩnh viễn đối với phổi là điều sẽ được nghiên cứu trong nhiều năm tới.
Hiện nay, phần lớn các nghiên cứu tập trung miêu tả những biểu hiện lâm sàng và lịch sử bệnh học, rất ít những nghiên cứu về phục hồi chức năng hoặc cung cấp dịch vụ hồi phục sau COVID-19 [8]. Trong khi đó, một số báo cáo gần đây cho rằng phục hồi chức năng sớm, trong giai đoạn viêm phổi cấp, là cần thiết cho quá trình phục hồi sau này của bệnh nhân [9]
Từ những kinh nghiệm về những loại nhiễm trùng phổi khác, các chuyên gia y tế đã nêu lên một số khả năng phục hồi của người bệnh sau COVID. Sự phục hồi của mỗi bệnh nhân sẽ rất khác nhau và phục thuộc vào nhiều yếu tố như: nền tảng sức khỏe của cá nhân, phương pháp điều trị, và các bệnh lý nền như hen suyễn, hay các bệnh phổi mãn tính khác.
Do đó thời gian hồi phục của mỗi người sẽ rất khác nhau. Thời gian hồi phục có thể kéo dài một tuần, một tháng hoặc hơn. Người bệnh cần có chế độ nghĩ ngơi phù hợp và tuân theo những quy định của bác sĩ, tránh việc vội vàng trong quá trình hồi phục.
Bệnh nhân cần duy trì những thực hành tốt cho sức khỏe nhằm giữ cho phổi được hoạt động tốt nhất. Những việc này bao gồm: ăn thức ăn lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh tiếp xúc với khói và ô nhiễm không khí, tập thể dục.
Nếu bệnh COVID-19 kéo dài và nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần áp dụng những biện pháp giúp hồi phục chức năng của phổi.
Một số biến chứng có thể xảy ra và cần chế độ phục hồi đặc biệt:
– Viêm phổi, do nhiễm trùng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân
– Áp-xe phổi, gây ra những túi mủ hình thành bên trong hoặc xung quanh phổi, đôi khi cần phải được phẩu thuật để hút hết mũ ra ngoài.
– Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), một dạng nặng của suy hô hấp [10]
Chương Trình Phục Hồi Chức Năng Phổi (Pulmonary Rehab)
– Là một chương trình giáo dục và tập thể dục giúp nâng cao nhận thức về hoạt động của phổi và bệnh ở phổi. Bao gồm các bài tập hít thở, được tổ chức cho những bệnh nhân có điều kiện giống nhau, giúp cho những bệnh nhân trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hồi phục.
– Nhóm phục hồi chức năng phổi bao gồm: bác sĩ, y tá, nhà vật lý trị liệu, nhà hô hấp trị liệu, chuyên gia tập thể dục và chuyên gia dinh dưỡng. Các chuyên gia y tế cùng tạo ra một chương trình hồi phục sức khỏe đặc biệt để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng bệnh nhân.
– Chương trình này được khuyến khích cho những bệnh nhân suy giảm chứng năng phổi, thường gặp các triệu chứng khó thở, và không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày mặc dù đã sử dụng thuốc. Chương trình cũng được áp dụng cho những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính về phổi làm hạn chế những hoạt động hô hấp.
– Chương trình được thiết kế để giúp người tham gia hiểu rõ hơn về nhịp thở, cải thiện sức mạnh, khả năng chịu đựng và độ bền của cơ thể. Chương trình có thể mang lại một số lợi ích như:
– Giảm khó thở, thở ngắn
– Tăng khả năng tập thể dục
– Tăng năng lượng và sức chịu đựng
– Cải thiện cảm giác về hạnh phúc
– Giảm cảm giác trầm cảm và lo lắng [11]
– Có nhiều yếu tố cần xem xét khi lựa chọn một chương trình phục hồi chức năng phổi. Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của các nhà chăm sóc sức khỏe để xác định xem liệu trình phục hồi chức năng phổi có phù hợp với bạn hay không. [12, 13]
Một số nội dung đề xuất cho việc can thiệp phục hồi chức năng phổi của bệnh nhân COVID-19 [14]
Nội dung đề xuất cho những trường hợp bệnh nhẹ
Giáo dục | Hướng dẫn bệnh nhân về các số liệu lâm sàng của cá nhân dựa trên nền tẳng bệnh lý, và diễn biến lâm sàng của bệnh |
Khuyến khích thói quen tốt cho sức khỏe: ngủ đủ giấc, đủ nước, dinh dưỡng hợp lý | |
Khuyến khích các hoạt động thể chất | Cường độ tập thể dục (đánh giá khó thở Borg < 3) |
Tần suất: 1-2 lần/ngày; 3-4 lần/tuần | |
Thời lượng: 10-15 phút cho 3-4 buổi đầu tiên và tăng dần đến 15- 45 phút mỗi buổi tập | |
Bài tập: đi bộ, đi xe đạp | |
Tiến trình: tăng cường độ tập sau mỗi 2-3 buổi tập (đánh giá khó thở 4-6), tổng thời lượng mỗi buổi tập là 30 – 45 phút | |
Giải pháp tâm lý | Tư vấn về các bổ trợ xã hội |
Giới thiệu tư vấn tâm lý với chuyên gia | |
Khai thông đường thở | Long đờm |
Tập ho khan | |
Bài tập hít thở | Thở bằng cơ hoành, thở co bụng tích cực, thái cực, ca hát |
Tần suất: 2-3 lân/ngày, hàng ngày | |
Thời lượng: 10-15 phút cho 3-4 buổi đầu tiên. | |
Tiến trình: tăng dần thời lượng sau mỗi 2-3 phiên để đạt được tổng thời lượng mục tiêu là 30-60 phút |
Quy trình đề xuất cho phục hồi sớm các trường hợp viêm phổi cấp nhập viện [14]
Nội dung đề xuất cho những trường hợp viêm phổi cấp
Giáo dục | Hướng dẫn bệnh nhân về các số liệu lâm sàng của cá nhân dựa trên các bệnh đi kèm, và diễn biến lâm sàng của bệnh |
Giáo dục về tư thế hít thở và tầm quan trọng của cơ phụ | |
Giáo dục liên quan về dinh dưỡng và cân nặng | |
Khuyến khích các hoạt động thể chất | Cường độ tập thể dục (đánh giá khó thở Borg < 3) |
Tần suất: 1-2 lần/ngày; 3-4 lần/tuần | |
Thời lượng: 10-15 phút cho 3-4 buổi đầu tiên và tăng dần đến 15- 45 phút mỗi buổi tập | |
Bài tập: di chuyển trên giường, ngồi và đứng, các bài tập phục hồi chức năng thở, Yoga, thái cực | |
Tiến trình: tăng cường độ tập sau mỗi 2-3 buổi tập (đánh giá khó thở 4-6), tổng thời lượng mỗi buổi tập là 30 – 45 phút | |
Giải pháp tâm lý | Tư vấn về các bổ trợ xã hội, khuyến khích liên lạc với gia đình |
Giới thiệu tư vấn tâm lý với chuyên gia | |
Khai thông đường thở | Long đờm |
Kỹ thuật thông đường thở khác nếu cần |
Chế độ dinh dưỡng sau phục hồi COVID-19 [15]
Những yếu tố dinh dưỡng được đề xuất giúp kháng bệnh và tăng sức đề kháng.
Dinh dưỡng | Chức năng hệ miễn dịch | Liều dùng | |
Khỏe mạnh | Bệnh nhân | ||
Vitamin C | Duy trì chức năng và cấu trúc của tế bào niêm mạc, trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh | 200 mg/ngày | 1 – 2 g/ngày |
Hỗ trợ hoạt động bình thường của tế bào T | |||
Kháng khuẩn, kháng viêm, kháng oxi hóa | |||
Hỗ trợ tạo kháng thể | |||
Giảm nguy cơ lây nhiễm ở đường thở và phổi | |||
Vitamin D | Duy trì chức năng và cấu trúc của tế bào niêm mạc, trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh | 2000 IU/ngày (50 mg/ngày) | 10000 IU trong vài tuần đầu, giảm xuống 5000 IU cho các tuần tiếp theo đến khi nồng độ 25-hydroxyl vitamin D đạt trên 40 – 60 ng/mL (100-150 nM) |
Hỗ trợ hoạt động bình thường của tế bào T | |||
Kháng khuẩn, kháng viêm, kháng oxi hóa | |||
Hỗ trợ tạo kháng thể, đáp ứng kháng nguyên | |||
Giảm nguy cơ lây nhiễm ở đường thở và phổi | |||
Vitamin E | Duy trì chức năng và cấu trúc của tế bào niêm mạc, trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh | 15 mg/ ngày | 200 IU/ngày |
Hỗ trợ sự biệt hóa và thực hiện chức năng của tế bào miễn dịch bẩm sinh | |||
Kháng khuẩn, kháng viêm, kháng oxi hóa | |||
Hỗ trợ tạo kháng thể, đáp ứng kháng nguyên | |||
Giảm nguy cơ lây nhiễm ở đường thở và phổi | |||
Hỗ trợ đáp ứng miễn dịch được điều hòa bởi tế bào T | |||
Selenium | Hỗ trợ sự biệt hóa và thực hiện chức năng của tế bào miễn dịch bẩm sinh | 50 ug/ ngày | 200 ug/ngày |
Hỗ trợ hoạt động bình thường của tế bào T | |||
Hỗ trợ tạo kháng thể | |||
Kháng khuẩn, kháng viêm, kháng oxi hóa | |||
Kẽm | Duy trì chức năng và cấu trúc của tế bào niêm mạc, trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh | Nam: 8 mg/ngày Nữ: 11 mg/ngày | Viên kẽm: 75 mg/ngày, chia thành 6- 8 liều trong vòng 24 giờ, cách nhau 2-3 giờ Kẽm gluconate: 13.3 mg/ngày trong ít nhất 3 ngày |
Hỗ trợ sự biệt hóa và thực hiện chức năng của tế bào miễn dịch bẩm sinh | |||
Kháng khuẩn, kháng viêm, kháng oxi hóa | |||
Hỗ trợ tạo kháng thể, đáp ứng kháng nguyên | |||
Hỗ trợ chức năng tế bào lympho, và cytokine, tăng cường hệ miễn dịch | |||
Ức chế hoạt động và sự nhân lên của SARS-CoV (dịch bệnh 2002) | |||
Sắt | Duy trì chức năng và cấu trúc của tế bào niêm mạc, trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh | Nam: 8 mg/ ngày Nữ từ 19-50 tuổi 18 mg/ ngày Nữ trên 51 tuổi 8 mg/ngày | Muối sắt (Sắt sulfate và sắt gluconate): 60 mg Fe/ ngày (uống khi ăn) |
Hỗ trợ sự biệt hóa và thực hiện chức năng của tế bào miễn dịch bẩm sinh | |||
Hỗ trợ hoạt động bình thường của tế bào T | |||
Kháng khuẩn, kháng viêm, kháng oxi hóa | |||
Omega-3 (EPA+DHA) | Được chuyển đổi sang các tiền tố điều hòa đặc biệt (SPMs) như protecnin, resolving, mareins giúp kháng viêm, chống tổn thương phổi | 250-300 mg/day | 1500 – 3000 mg |
Tài Liệu Tham Khảo
- Østergaard L: SARS CoV‐2 related microvascular damage and symptoms during and after COVID‐19: Consequences of capillary transit‐time changes, tissue hypoxia and inflammation. J Physiological Reports 2021, 9(3):e14726.
- Post COVID-19 Recovery: Understanding Post-COVID Long Term Symptoms. 2021.
- Paneroni M, Simonelli C, Saleri M, Bertacchini L, Venturelli M, Troosters T, Ambrosino N, Vitacca M: Muscle strength and physical performance in patients without previous disabilities recovering from COVID-19 pneumonia. J American Journal of Physical Medicine Rehabilitation 2021, 100(2):105-109.
- Lopez-Leon S, Wegman-Ostrosky T, Perelman C, Sepulveda R, Rebolledo PA, Cuapio A, Villapol S: More than 50 Long-term effects of COVID-19: a systematic review and meta-analysis. J medRxiv 2021.
- Ibrahim H, Perl A, Smith D, Lewis T, Kon Z, Goldenberg R, Yarta K, Staniloae C, Williams MJCI: Therapeutic blockade of inflammation in severe COVID-19 infection with intravenous N-acetylcysteine. J Clinical Immunology 2020, 219:108544.
- El-Missiry MA, El-Missiry ZM: Melatonin is a potential adjuvant to improve clinical outcomes in individuals with obesity and diabetes with coexistence of Covid-19. J European journal of pharmacology 2020:173329.
- Dormont F, Brusini R, Cailleau C, Reynaud F, Peramo A, Gendron A, Mougin J, Gaudin F, Varna M, Couvreur PJSa: Squalene-based multidrug nanoparticles for improved mitigation of uncontrolled inflammation in rodents. J Science advances 2020, 6(23):eaaz5466.
- Andrenelli E, Negrini F, De Sire A, Patrini M, Lazzarini SG, Ceravolo MG: Rehabilitation and COVID-19: a rapid living systematic review 2020 by Cochrane Rehabilitation Field. Update as of September 30th, 2020. J European journal of physical rehabilitation medicine 2020.
- Beom J, Jung J, Hwang I-C, Cho Y-J, Kim ES, Kim HB, Lim J-Y, Song K-H: Early rehabilitation in a critically ill inpatient with coronavirus disease 2019: a case report. J European journal of physical rehabilitation medicine 2020.
- Regaining Your Strength After Severe Illness [https://www.lung.org/lung-health-diseases/lung-disease-lookup/covid-19/treatment-recovery]
- Sher L: Post-COVID syndrome and suicide risk. J QJM: An International Journal of Medicine 2021.
- The Basics of Pulmonary Rehabilitation [https://www.lung.org/lung-health-diseases/lung-procedures-and-tests/pulmonary-rehab]
- What is Pulmonary Rehab? [http://www.livebetter.org/pulmonary-rehab/what-is-pulmonary-rehab]
- Wang TJ, Chau B, Lui M, Lam G-T, Lin N, Humbert S: Physical medicine and rehabilitation and pulmonary rehabilitation for COVID-19. J American journal of physical medicine rehabilitation 2020, 99(9):769-774.
- Fernández-Quintela A, Milton-Laskibar I, Trepiana J, Gómez-Zorita S, Kajarabille N, Léniz A, González M, Portillo MPJJocm: Key aspects in nutritional management of COVID-19 patients. 2020, 9(8):2589.