Chuyên đề công nghệ sàng lọc các họp chất thiên nhiên trên tế bào

Dưới sự phối hợp tổ chức giữa Viện Phát triển Ứng Dụng và Công ty BCE Việt Nam, Chuyên đề về sàng lọc các họp chất thiên nhiên trên tế bào đã được diễn ra vào ngày 23-03-2021 tại Đại Học Thủ Dầu Một, Bình Dương. Tham gia chuyên đề gồm có Lãnh đạo Viện, Quý Thầy Cô, các bạn kĩ thuật viên, chuyên viên nghiên cứu của hai bên, và các bạn sinh viên quan tâm.

Chuyên đề đã giới thiệu các kĩ thuật hiện đại nhất trong nghiên cứu sàng lọc các hợp chất tự nhiên trên tế bào. Trong đó, việc thử thuốc trên tế bào bao gồm tất cả các thí nghiệm dựa trên đơn vị là tế bào sống, với nhiều loại xét nghiệm: sự tăng sinh của tế bào, độc tính, khả năng tạo marker, khả năng vận động, hoạt hóa các con đường tín hiệu chuyên biệt, thay đổi hình thái

Hiện nay, nhiều kỹ thuật được phát triển để hỗ trợ quá trình khảo sát và sàng lọc dược chất trên tế bào. Kỹ thuật High-content screening là một trong những kỹ thuật đầy tiềm năng. Kỹ thuật này sử dụng các phương pháp dựa trên kính hiển vi tự động, các công cụ xử lý hình ảnh và thể hiện hình ảnh để thu được các dữ liệu có giá trị thống kế từ quần thể tế bào. Kỹ thuật cho phép sàng lọc nhiều yếu tố trên tế bào như: sự tăng sinh, apoptosis, sự biểu hiện của các marker bề mặt, thử nghiệm làm lành vết thương, sự biểu hiện của các reporter gene…

Ngoài ra, chuyên đề cũng giới thiệu các kỹ thuật nuôi cấy cell 3D, và  kỹ thuật quan sát phân tích các khối cầu cell 3D được nuôi cấy bằng hệ thống kính hiển vi đồng tụ quang học sử dụng laser cắt lớp (Confocal laser scanning microscopy). Đây được xem như một hướng nghiên cứu với nhiều triển vọng trong lĩnh vực sàng lọc và khảo sát những dược chất có tác dụng làm lành và phục hồi vết thương

Dựa trên thành công của chuyên đề, những chuyên đề tiếp theo về kỹ thuật real-time PCR trong chuẩn đoán và xét nghiệm, nuôi cấy tế bào 3D, và kĩ thuật phân tích trong phục hồi vết thương sẽ được Viện Phát triển Ứng Dụng và Công ty BCE Việt Nam phối hợp và tiếp tục giới thiệu trong thời gian tới.

Tổng hợp bởi Ths Nguyễn Đăng Khoa, Viện Phát triển Ứng dụng, Đại học Thủ Dầu Một Bình Dương.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *